Rup halin ( about me)

Ảnh của tôi
Dalam tanâh Yuen hu anâk Cam saong nagar Cam

Sang/Home

Thứ Năm, 10 tháng 2, 2011

Người Chăm Châu Giang

 - theo báo Cần thơ -
An Giang là tỉnh có người dân tộc Chăm sinh sống tập trung cao nhất miền Nam , trên 13 ngàn người... Và ở đây, đã có một nền văn hóa Chăm thật độc đáo, đặc sắc giữa lòng châu thổ Cửu Long.
Hai nhánh nước
cánh tay trời vạm vỡ
Không đuổi giặc với thanh gươm
mà mở đất với cây đàn...”


An Phú là huyện đầu nguồn châu thổ, nơi sông Cửu long với hai nhánh sông Tiền sông Hậu bắt đầu đi vào đất Việt và cũng là nơi có đồng bào Chăm tập trung đông nhất An Giang. Theo kể lại, với danh hiệu “Chàm chiến thắng” người Chăm đã có mặt tại đây từ hồi chinh chiến cùng quân đội chúa Nguyễn Phúc Chu năm 1699. Tuy cũng khởi đi từ duyên hải miền Trung, từ Trà Kiệu - Mỹ Sơn nhưng tập tục văn hóa người Chăm Hồi giáo An Giang đã khác người Chăm Bình Thuận, Ninh Thuận và quyện chặt với đặc điểm văn hóa sông nước miền Nam ... Chỉ cần qua chuyến phà Châu Giang hay Cồn Tiên là bạn đã đặt chân lên làng Chăm : 9 xóm Chăm với hơn 2.000 gia đình, trên 13 ngàn người sống tập trung thành những ấp hay liên ấp xen kẽ với người Kinh từ biên giới Campuchia chạy dài theo dòng sông Hậu và sông Khánh Bình hợp lưu ở Tam Giang (thị xã Châu Đốc) rồi đổ xuống đến xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú. Bên dòng Châu Giang thơ mộng, bên kia sông là Phũm Xoài, bên này sông là Vĩnh Trường, Đa Phước...
“Vàng bông điên điển Châu Giang
Con nước kém ai dừng lại bên bờ châu thổ
Gác dầm nghe câu hát lao lung...”.
Đồng Cô Ky, Lama, Quốc Thái, Khánh Hòa, Nhơn Hội... tạo nên một văn hóa Chăm giữa lòng châu thổ, trong cộng đồng bốn dân tộc anh em, thật độc đáo.
Còn đó lễ hội lồng đèn hàng năm của người Chăm An Phú; còn đó những thánh đường (Masjid) cổ kính đẹp lộng lẫy kiến trúc nóc bằng vòm cao và cửa luôn quay về hướng Đông . Toàn tỉnh có tới 26 thánh đường và tiểu thánh đường Hồi giáo, nổi tiếng nhất là thánh đường Mubarak ở xã Phú Hiệp, Phú Tân, được hạng di tích lịch sử văn hóa . Còn đó những ngôi nhà cao cẳng hình chữ Y với cây đòn dông gác theo trục Đông-Tây đón khách chứ không theo hướng thần đạo Bắc - Nam như nhà người Việt người Hoa . Xã hội người Chăm lại theo mẫu hệ, không rước dâu mà đưa rể về nhà gái ...
Người Chăm Phũm Soài sanh ra đã nhìn thấy khung dệt”, các cụ già kể lại vậy. Phũm Soài, một trong những làng nghề dệt lụa nức tiếng xa gần, góp phần quan trọng hình thành nên một trung tâm tơ lụa lớn nhất miền Nam là Tân Châu với những lò ươm tơ cự phách cùng “con đường tơ lụa” đầy huyền thoại của vùng “Thủ chiến sai” (An Giang) ngày trước. “Con đường tơ lụa” thành danh nhờ bước chân người Chăm Châu Giang và những chuyến hàng từ thủ phủ Tân Châu bập bềnh sông nước len lỏi khắp “Lục tỉnh”, lên Sài Gòn, sang miền Đông và vượt dòng Cửu Long tràn sang cả các nước trong vùng...

Nhờ sự quan tâm khôi phục nghề truyền thống , tất cả các khung dệt của Phũm Soài đều được cải tiến không chỉ kích thước, khổ tấc... mà còn cài số đạp chân, gài số trục để kéo, sả, cuốn... Du khách rất thích khi thợ dệt Phũm Soài chỉ cần hơn 10 phút là trao dải băng quấn ngang đầu trang trí rất đẹp lại có cả tên mình trên đó. Họ đã cài sẵn 24 chữ cái trong khung, “chỉ cần bấm cò là xong”. Phũm Soài còn cất giữ nhiều “độc chiêu” (phải dùng tơ chín, nhuộm không cần hóa chất mà dùng vỏ trái mặc nưa...) như kỹ thuật dệt hoa mây, lồng đèn, vân, lãnh, bông bứa... Đặc biệt khăn làm của hồi môn Icat, loại khăn dài 1,8m, ngang 1,1m có hoa văn tinh xảo. Xà rông hoa, tơ thổ cẩm, áo thổ cẩm, bóp, khăn thêu... cũng là những mặt hàng được du khách rất ưa chuộng, tìm kiếm. Có lần Phó Chủ nhiệm HTX thêu may Châu Giang Mosaish phấn khởi: “Malaysia, Indonesia... là bạn hàng truyền thống, họ đặt vải, đưa mẫu cho ta gia công. Gần đây còn có nhiều tín hiệu vui từ thị trường Mỹ, Pháp và các nước khối Hồi giáo Ả Rập...”...

Ở nơi người dân “nửa năm đạp đất đồng khô, nửa năm dầm chân trong sóng nước" này, một “con đường tơ lụa” mới xuyên Á lại sẽ hình thành, qua những làng Chăm .



      Hoa lục bình- nét văn hóa gắn liền với người Chăm nơi đây từ thuở lọt lòng
                                                    Một lớp học Chăm

                                                 Sinh hoạt thường ngày

                                                   Các chú nhox đáng yêu
                                                              Cơm nị - cà púa 



Cơm nị - cà púa là hai món ăn truyền thống của người Chăm Châu Giang. Hai món ăn này thường bổ sung cho nhau tạo nên hương vị độc đáo và cầu kỳ mang khẩu vị người Chăm.
(Thiếu nữ Chăm ở Châu Giang)
Để có món cơm nị, người ta thường nấu gạo chung với sữa, ngoài ra còn cho thêm trái nho khô tùy khẩu vị mình thích. Riêng món cà púa người Chăm dùng thịt bò chế biến rất độc đáo.
Trước khi làm món cà púa, người ta khử mùi thịt bò bằng cách đổ rượu và gừng vào, đợi chảo thật nóng cho thịt bò vào xào. Kế tiếp nạo dừa khô, một số để thắng nước cốt dừa, một số rang vàng. Cho cà ri, hành ớt muối vào (không dùng nước mắm). Cà ri ở đây có mùi vị riêng do bí quyết gia truyền của từng gia đình chế biến. Sau khi thịt bò thấm đều đổ vào nước cốt dừa hầm thật mềm, cuối cùng trộn đều dừa nạo, củ hành, rắc thêm đậu phộng rang cho đều.
Cơm nị - cà púa mang mùi ngọt béo của sữa, vị bùi của đậu phộng, vị mặn ngọt của thịt bò cùng với vị cay xè của ớt, vị ngọt của nho khô làm ngẩn ngơ lòng thực khách. Tất cả đem lại cho người ăn một cảm giác thơm ngon, thật lạ miệng, no bụng mà chẳng thấy ngán.
(Sưu tầm)

Lời bàn : Người Chăm Châu Giang là người Chăm ở vùng Châu đốc - An giang


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét