Rup halin ( about me)

Ảnh của tôi
Dalam tanâh Yuen hu anâk Cam saong nagar Cam

Sang/Home

Chủ Nhật, 13 tháng 2, 2011

Thời vàng son

Sau thời kỳ dựng nước và mở nước khó khăn, từ thế kỷ thứ 4 vương quốc Lâm Ấp đã trở thành một thế lực chính trị đáng kể trong vùng, dưới thời Bradravarman I (Phạm Hồ Đạt), người sáng lập triều đại Gangaraja phía Bắc. Là một kết hợp của nhiều tiểu vương quốc khác nhau, lãnh thổ phía Bắc giáp ranh với quận Cửu Chân, lãnh thổ phía Nam trải dài đến mũi Kê Gà (Varella, Phan Thiết). Hào quang của Lâm Ấp chiếu sáng vùng trời Đông Nam Á, các quốc gia láng giềng đều tìm đến để làm thân. Cho đến nay không ai biết hai miền Nam Bắc đã thống nhất như thế nào, nhưng từ thế kỷ 5 trở về sau thông thương giữa hai miền trở nên liên tục và ồ ạt, lượng người và hàng hóa di chuyển từ miền Nam lên miền Bắc thay đổi dần dần cán cân quyền lực. Người Chăm phía Bắc, vì phải thường xuyên đối phó với quân thù, trở nên thiện chiến ; khi mộ quân hay trên đường chạy nạn, vì bị quân Trung Hoa truy đuổi, họ khuất phục luôn những tiểu vương quốc khác đã có mặt dọc bờ biển miền Trung từ lâu đời, quen sống trong hòa bình và an lạc. Với thời gian, vương quyền miền Bắc suy yếu dần, vì dồn hết tài nguyên nhân vật lực cho chiến tranh, vai trò lãnh đạo nhường lại cho các vương triều phía Nam giàu có và hùng mạnh hơn.

Triều vương thứ năm (758-854) : vương triều Panduranga hay Hoàn Vương Quốc

Năm 757, môt tiểu vương phía Nam nổi lên hạ bệ Bhadravarman II - nhà vua trẻ vừa lên ngôi - rồi tự xưng vương, hiệu Prithi Indravarman, chấm dứt dòng Gangaraja phía Bắc.

Theo bia ký đọc được, Prithi Indravarman là người đã thống nhất lãnh thổ Champa một cách chính danh nhất, vì được triều thần công nhận là "người thống lãnh toàn bộ đất nước như Indra, thần của các vị thần". Tuy đất nước đã được thống nhất, lãnh thổ này vẫn chưa có tên. Khi sang Trung Hoa triều cống, không biết sứ thần của Prithi Indravarman đã giải thích như thế nào mà sử liệu cổ Trung Hoa đặt tên lãnh thổ mới của người Chăm trong thời kỳ này là Hoàn Vương Quốc, "vương quyền trở về quê cũ". Để xác minh điều này, việc làm đầu tiên của Prithi Indravarman là dời kinh đô Sinhapura (thành phố sư tử hay Trà Kiệu, Quảng Nam) về Virapura (thành phố Hùng Tráng, nay là thôn Palai Bachong, xã Hòa Trinh, huyện An Phước - cách Sài Gòn 310 cây số về phía Bắc trên quốc lộ 1, tỉnh Ninh Thuận).

Dưới thời Prithi Indravarman, văn minh và văn hóa Ấn Độ từ phía Nam đưa lên lấn át toàn bộ sinh hoạt của người Chăm phía Bắc ; chữ Phạn được phổ biến rộng rãi trong giới vương quyền và các nơi thờ phượng ; đạo Bà La Môn được đông đảo người theo ; đạo Phật Tiểu Thừa (Thevada) phát triển mạnh trong chốn dân gian ; đền đài, dinh thự và chùa tháp được xây dựng lên khắp nơi, nhiều nhất là tại Khu Lật (Huế), Amavarati (Mỹ Sơn), Sinhapura (Trà Kiệu)… để tạ ơn thần linh. Tuy vậy nguyên tắc tự trị của các tiểu vương quốc phía Bắc vẫn được tôn trọng, vì không thấy di ảnh hay hình tượng nữ thần Bhagavati - vị thần bảo hộ Panduranga được Prithi Indravarman chọn làm "Bà Mẹ xứ sở" để dân chúng thờ phượng – trong các di tích khảo cổ trên lãnh thổ Chiêm Thành phía Bắc.

Về "Bà Mẹ xứ sở", ngôi tháp bằng gỗ trước kia thờ nữ vương Jagadharma (646-653) được Prithi Indravarman cho xây dựng lại bằng vật liệu cứng tại Aya Tră (Nha Trang), trên một ngọn đồi cao cạnh cửa sông Cái (Xóm Bóng), để thờ tượng nữ thần Bhagavati (bằng vàng). Tháp này về sau được biết dưới tên Po Nagar, hay Tháp Bà.

Truyền thuyết Chăm cho rằng Hoàn Vương Quốc trước kia do nữ vương Po Nagar cai trị trong suốt 200 năm, từ 758 đến 958. Thời gian trị vì lâu dài này là thời gian mà vương triều Panduranga thịnh hành. Nữ vương Po Nagar - còn gọi là Yan Pu Nagara, Po Ino Nagar hay Bà Đen (nguời Việt Nam gọi là Thánh Mẫu Thiên Y Ana) - là vị nữ thần được tạo nên bởi áng mây trời và bọt biển, người tạo dựng ra quả đất, sản sinh gỗ quí, cây cối và lúa gạo. Bà có 97 phu quân, trong đó chỉ một mình Po Yan Amo là người có uy quyền và được tôn trọng hơn cả. Bà có 38 người con gái, tất cả đều hóa thân thành nữ thần, trong đó có ba người được người Chăm chọn làm thần bảo vệ đất đai và còn thờ phượng cho tới ngày nay : Po Nagar Dara, nữ thần Kauthara (Khánh Hòa) ; Po Rarai Anaih, nữ thần Panduranga (Ninh Thuận) và Po Bia Tikuk, nữ thần Manthit (Phan Thiết).

Prithi Indravarman là một quân vương tài giỏi, đất nước thái bình và rất phồn vinh. Sự giàu có của Hoàn Vương Quốc hấp dẫn các vương quốc lân bang, đặc biệt là Srivijaya (Palembang), Malayu (Malaysia), Javadvipa (Java), Nagara Phatom (Thái Lan), Sriksetra (Miến Điện) và Angkor (Chân Lạp) ; họ đến để trao đổi hoặc chờ dịp cướp phá.

Năm 774, quân Nam Đảo từ ngoài khơi đổ bộ vào Kauthara và Panduranga, chiếm Virapura. Vua Prithi Indravarman đã chống trả lại mãnh liệt nhưng bị chết trong đám loạn quân (sau này được dân chúng tôn thờ dưới pháp danh Rudraloka). Một bia ký đọc được ở tháp Po Nagar ghi "những người đen đủi và gầy yếu từ miền xa đến, ăn những thức ăn khủng khiếp hơn xác chết, lại có tính hung ác. Bọn người này đi mành đến lấy cắp tượng linga của thần Sri Sambhu, đốt phá đền thờ [Po Nagar]". Sau cuộc tấn công này quân Nam Đảo cướp đi rất nhiều báu vật, trong đó có tượng nữ thần Bhagavati bằng vàng.

Ngay khi Prithi Indravarman vừa tử trận, một người cháu gọi ông bằng cậu tên Satyavarman được hoàng tộc tôn lên thay thế. Nhưng vừa lên ngôi, Satyavarman đã cùng hoàng tộc chạy lên miền Bắc (Bình Định) lánh nạn. Tại đây, nhà vua được cộng đồng người Chăm và người Thượng địa phương (Bahnar, Hré) giúp thành lập một đạo quân hùng mạnh tiến xuống Kauthara tấn công quân Nam Đảo. Trước uy lực của Satyavarman, quân Nam Đảo lên thuyền bỏ chạy ra khơi, tân vương dẫn hoàng gia về lại Virapura. Tại đây, nhà vua xây thêm một cung điện mới trong thành Krong Laa và không ngờ đã sáng chế ra một phong tục mới mà các đời vua sau bắt chước theo, đó là tục trồng cây Kraik, biểu tượng của hoàng gia, trước cung điện. Đền Po Nagar, bị quân Nam Đảo phá hủy, được Satyavarman cho dựng lại bằng gạch, 10 năm sau (774-784) thì hoàn thành và tồn tại cho tới ngày nay. Năm 786, Satyavarman mất (được dân chúng thờ phượng dưới pháp danh Isvaraloka), em trai út của ông được hoàng tộc đưa lên ngôi, hiệu Indravarman I (786-801).

Hay tin Satyavarman từ trần, năm 787, quân Java từ ngoài khơi lại tràn vào Virapura cướp phá, sát hại rất nhiều binh sĩ và dân chúng, phá tháp Hòa Lai thờ thần Bhadradhipatisvara tại Virapura. Quân Nam Đảo chia ra làm hai nhóm, một nhóm bắt theo nhiềuá phụ nữ cùng rbáu vật chở về nước, một nhóm khác chiếm giữ Panduranga. Phải hơn mười năm vất vả Indravarman I mới đuổi được quân Nam Đảo ra khơi để khiến thiết lại xứ ở (năm 799). Tại Virapura, nhà vua xây lại tháp Hòa Lai bằng ba tháp mới, gọi là Kalan Ba Tháp, thờ các thần Indrabhadresvara, Sankara và Narayana. Cũng vất vả lắm Indravarman I mới dẹp yên được một số giặc giã nổi lên từ khắp nơi, như tại Candra (phía bắc), Indra (đông-bắc), Agni (phía đông), Yama (đông-nam), quan trọng nhất là loạn Yakshas (phía nam). Yakshas là những bộ lạc Thượng cư ngụ trên lãnh thổ đế quốc Angkor chứ không phải là quân Khmer.

Đầu thế kỷ thứ 9, Indravarman I mất, em rể là hoàng thân Deva Rajadhiraja lên thay, hiệu Harivarman I, mở đầu một trang sử mới.

Trong hai năm đầu tân vương dồn mọi nổ lực xây dựng lại đất nước và phục hồi thế lực quân sự. Để nhận thêm sự ủng hộ của quần chúng, nhà vua sai tể tướng Senapati Pangro trùng tu lại tháp Po Nagar và xây thêm hai tháp mới cạnh tháp chính, một ở hướng nam và một ở hướng tây-bắc để dân chúng đến chiêm bái tượng nữ thần Bhagavati, được tạc lại bằng đá hoa cương.

Sau những cố gắng vượt bực, Hoàn Vương Quốc hưng thịnh trở lại, Harivarman I quyết định trả thù những quốc gia đã tấn công và cướp bóc đất nước của ông trước đó. Tháng 1-803, quân Chăm tấn công châu Hoan (Tỷ Cảnh, nay là Thanh Hóa) và châu Ái (Hải Âm, nay là Nghệ Tĩnh), mang về rất nhiều phẩm vật. Với lượng lúa gạo mang về miền Bắc, thủy quân Hoàn Vương Quốc xuất dương trừng phạt vương quốc Kelantan ở Java và Patani ở Malaysia. Khi trở về, nhà vua cho người lên Tây Nguyên mộ thêm binh sĩ và được sự hưởng ứng nồng nhiệt của người thiểu số. Với đạo quân này, hai lần (nam 803 và 817), Harivarman I tiến vào cao nguyên Đồng Nai thượng, đánh bại quân Khmer và kiểm soát một vùng đất rộng lớn.

Để có thêm nguồn lương thực, năm 808, Harivarman I xua quân đánh chiếm châu Hoan và châu Ái lần nữa, nhưng bị thái thú Trương Châu đánh bại : 59 người trong hoàng tộc bị bắt sống, nhiều thớt voi, tàu chiến và quân trang quân dụng bị tịch thu, hơn 30.000 người bỏ xác tại trận. Về con số ba vạn người bị chết này, tưởng cũng nên tương đối hóa nó vì thời đó người Hoa chưa phát minh ra số "không" (zéro) do đó cái gì nhiều quá, đếm không xuể đều được ghi là "vạn" ; con số ba vạn ở đây có thể do nhiều đơn vị khác nhau cùng báo cáo và cũng có thể được thổi phồng để được triều đình trung ương khen thưởng, vì qua năm sau, năm 809, Harivarman I tái chiếm châu Hoan và châu Ái một cách dễ dàng và mang về rất nhiều phẩm vật.

Không rõ Harivarman I mất năm nào nhưng con trai là tiểu vương (pulyan) đất Panduranga lên kế vị năm 817, hiệu Vikrantavarman III. Vì tân vương còn nhỏ tuổi, triều thần phong tể tướng Senapati Par, tiểu vương đất Manidhi (?), làm phụ chính. Viên tể tướng này đã tổ chức nhiều cuộc tấn công vào lãnh thổ Kambujas (Kampuchea ngày nay), do vua Jayavarman II cai trị, phá nhiều thành trì khmer trên cao nguyên Đồng Nai thượng. Để tạ ơn Bà Mẹ Xứ Sở, trong khuôn viên Po Nagar, Senapati Par cho xây thêm hai tháp mới về phía tây và tây-nam, thời gian sau xây thêm ba tháp khác : một tại khu trung tâm thờ Sri Shambu, một phía tây-bắc thờ Shandhaka và một phía nam thờ Ganesha. Mặc dù vậy, trung tâm chính trị và tôn giáo vẫn được duy trì tại Virapura, thủ phủ Panduranga.

Dưới thời Vikrantavarman III, Hoàn Vương Quốc rất là giàu có, quân lực rất là hùng mạnh. Một bia ký, tìm được tại tháp Po Nagar, mô tả Vikrantavarman III như sau : "[Người] đeo những dây vàng có đính ngọc trai và ngọc bích, giống như mặt trăng tròn đầy đặn, che một chiếc lọng trắng bao phủ cả bốn phương trời bởi vì lọng còn sâu hơn cả đại dương, thân thể [Người] trang sức phủ kín bởi vương miện, đai, vòng, hoa tai, những tràng hồng ngọc... bằng vàng, từ đó phát ra ánh sáng giống như những cây leo [sáng lấp lánh]". Thư tịch cổ Trung Hoa (Cựu Đường thư) mô tả thêm : "[Vua] mặc áo cổ bối bạch diệp... trên đeo thêm trân châu, dây chuyền vàng làm thành chuỗi...". Đẳng cấp quí tộc và phụ nữ cung đình cũng đeo trang sức quí : "Phu nhân mặc vải cổ bối triệu hà... mình trang sức dây chuyền vàng, chuỗi ngọc trai". "[...] Quân đội được trang bị nhiều loại vũ khí khác nhau...".

Với thời gian, Hoàn Vương Quốc trở thành nạn nhân của sự giàu có của mình, các thế lực lân bang liên tục tràn váo cướp phá. Trong suốt hơn 20 năm, từ 854 đến 875, quân của đế quốc Angkor đã nhiều lần tiến đánh Hoàn Vương Quốc, chiếm nhiều vùng đất rộng lớn dọc tả ngạn sông Đồng Nai, đôi khi còn băng cao nguyên Langbian đột nhập vào lãnh thổ Panduranga cướp phá.

Vikrantavarman III mất năm 854 (được thờ dưới pháp danh Vikrantasvara), không người kế tự, nội bộ triều đình xảy ra tranh chấp.

Triều vương thứ sáu (859-991) : vương triều Indrapura hay Campapura (Chiêm Thành)

Sống mãi trong xa hoa, vương triều Panduranga trở nên yếu đuối. Sau hơn 20 năm chinh chiến với Angkor quyền hành trong nước lọt dần vào tay các dòng vương tôn miền Bắc, chính họ đã chống trả lại các đợt xâm lăng của đế quốc Angkor.

Năm 859, một vương tôn mang nhiều chiến công, tên Laksmindra Bhumisvara Gramasvamin, được triều thần đưa lên ngôi, hiệu Indravarman II.

Mặc dù là truyền nhân đích tôn của các đời vua trước (ông nội là Rudravarman II, cha là Bhadravarman II), Indravarman II lên ngôi do "dày công tu luyện, do sức mạnh của trí tuệ trong sáng", vì Indra là thần trên các vị thần. Sau khi qua đời ông được dân chúng thờ dưới tên Paramabuddhaloka.

Dưới thời Indravarman II, trung tâm quyền lực chính trị và tôn giáo được dời lên phía Bắc tại Indrapura - thành phố Sấm Sét (nay là Đồng Dương, cách Đà Nẵng hơn 50km về phía nam) trên bờ sông Ly Ly (một nhánh sông Thu Bồn, cách thánh địa Trà Kiệu 15 cây số). Vị trí của Indrapura rất thuận lợi trong việc phòng thủ chống lại những cuộc tiến công của quân Khmer và quân Nam Đảo.

Phật giáo Đại Thừa cũng phát triển mạnh trong giai đoạn này, nhiều nhà sư Trung Hoa được phép đến Indrapura truyền đạo, xây chùa chiền và thu nạp giáo đồ, nhưng không mấy thịnh hành. Indravarman II là người đã dung hòa được hai tôn giáo lớn nhất thời đó (Bà La Môn và Phật giáo) trong dân gian và xã hội : nhiều Phật viện (Vihara), Phật đường, tu viện, đền thờ được xây dựng khắp nơi lãnh thổ, một bảo tháp dài 1.330m tên Laksmindra Lokesvara được xây dựng cạnh đền thờ Bà La Môn (một tượng Buddha thời này, cao 1,14m, được tìm thấy tại Đồng Dương năm 1978).

Đẳng cấp tu sĩ (Brahman) rất được trọng vọng, đạo Bà La Môn rất thịnh hành. Indravarman II rất tự hào vì các đại thần dưới quyền đều là những người Brahman và Ksatriya, và chính nhà vua cũng là một Brahman.

Quốc hiệu Campapura (đất nước của người Chăm, theo tiếng Phạn cổ) được Indravarman II chính thức sử dụng khi tôn vinh đất nước mình. Sử sách Trung Hoa phiên âm là Chang Cheng (từ chữ Campapura hay Campa mà ra), tiếng Việt là Chiêm Thành hay Chiêm Bà, tiếng Tây phương là Champa. Trong thực tế, Campa là tên của một cây có hoa màu trắng, nhụy vàng, hương rất thơm. Tiếng Việt gọi là hoa đại hay bông sứ. Loài hoa này được trồng quanh cung điện của các vua Chăm và đền thờ của người Chăm ; sau này được trồng tại nhiều nơi thờ tự của các tôn giáo khác ở miền Trung và các gia trang có sân vườn rộng. Mỗi dịp lễ lạc người Chăm thường hái bông sứ dâng lên bàn thờ, mùi hương tỏa ngát không gian của đền thờ. Campa cũng là tên một địa danh miền bắc Ấn Độ, trên con sông Hasdo, tỉnh Madhya Pradesh, gần thành phố Bhagalpur (Bilaspur). Thời đó, vì mến mộ văn minh và văn hóa Ấn Độ, các vị lãnh đạo Champa thường đặt tên triều vương, lãnh thổ và thành phố của mình theo tên các địa danh đã có tại Ấn Độ.

Chiêm Thành dưới thời Indravarman II rất là hùng mạnh, hai miền Nam-Bắc đã được thống nhất trong hòa bình. Trong những năm 861, 862 và 865, quân Chiêm Thành tổ chức nhiều cuộc tấn công vào phủ An Nam, mang về rất nhiều lương thực và của cải. Năm 889 vua Angkor là Yasovarman hai lần tiến quân vào Chiêm Thành nhưng đều bị đánh bại và chết trong rừng sâu (năm 890), một phần đất trên Đồng Nai thượng và lãnh thổ đông-bắc Angkor (cao nguyên Rattanakiri và Mondolkiri) đặt dưới quyền kiểm soát của Chiêm Thành.

Năm 890 Indravarman II mất, cháu là hoàng thân Jaya Sinhavarmadeva Campapura Paramesvara kế vị, hiệu Jaya Sinhavarman I. Tân vương được nhiều danh tướng Ajna Jayendrapati, Ajna Narendranpavitra, Sivacarya, Po Klun Pilih Rajadvara… tận tình giúp đỡ. Nhà vua tiếp tục cho xây thêm nhiều đền đài tráng lệ, tu viện Phật giáo quanh thánh địa Đồng Dương. Tượng nữ thần Bhagavati được cho đúc lại bằng vàng thờ trong chính điện tháp Yan Po Nagara.

Uy quyền của vương triều Indrapura nới rộng lên đến Tây Nguyên. Cao nguyên Darlac-Kontum do một tiểu vương người Thượng, tên Mahindravarman, cai trị. Nhiều đền đài Chăm được xây cất trong thung lũng sông Bla gần Kontum (đền Kon Kor được xây cất năm 914 thờ thần Mahindra Lokesvara).

Jaya Sinhavarman I mất năm 898, con là Jaya Saktivarman lên thay (899-901). Những vị vua tiếp theo - Bhadravarman II (901-918) và con là Indravarman III (918-959) - tiếp tục sự nghiệp của cha ông trong lãnh vực tôn giáo : đạo Bà La Môn trở thành quốc giáo.

Qua trung gian những gia đình hoàng tộc gốc Nam Đảo - Rahdar Ahmed Abu Kamil, Naqid Amr Ali - trốn chạy chính sách cai trị khắc nghiệt của những tiểu vương Java, được tể tướng Po Klun Pilih Rajadvara nhận vào tị nạn, đạo Hồi chính thức được phổ biến trong chốn hoàng gia. Với thời gian, đạo Hồi được đông đảo quần chúng bình dân tin theo. Nhân cơ hội, những gia đình quí tộc tị nạn này truyền bá luôn văn minh và văn hóa Nam Đảo, đặc biệt là lối kiến trúc và cách điêu khắc, cho nghệ nhân Chăm. Vào thời này, người Chăm đã nắm vững kỹ thuật đi biển, biết buôn bán và giao hảo tốt với các quốc gia lân bang : Trung Hoa và Java.

Vừa lo ngại vừa ganh tị sức mạnh và sự giàu có của Chiêm Thành, năm 945 vua Khmer là Rajendravarman II cùng binh sĩ băng rừng từ Angkor vào Kauthara, cướp tượng nữ thần Bhagavati bằng vàng - vị thần bảo vệ xứ sở và là biểu tượng uy quyền của Chiêm Thành - trong tháp Yan Po Nagara mang về nước ; từ sau ngày đó, vương triều Indravarman III suy yếu hẳn.

Dưới thời Indravarman III, biến cố quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn vong của vương quốc Chiêm Thành là sự hình thành một vương quốc độc lập phía Bắc : nước Đại Cồ Việt, nhưng chỉ thực sự để lại hậu quả qua các triều vua sau. Năm 959, Indravarman III từ trần, con là Jaya Indravarman I lên thay năm 960.

Việc làm đầu tiên của tân vương là cho tạc lại tượng nữ thần Bhagavati bằng đá hoa cương để dân chúng đến thờ, năm 965 mới xong. Năm 972, Jaya Indravarman Iraq từ trần, con là Phê Mi Thuế, Paramesvaravarman I (972-982), lên thay.

Sinh hoạt chính trị của Chiêm Thành trong giai đoạn này rất là hỗn độn, năm 978, một người tên Kinan Tache mang phẩm vật sang Trung Hoa triều cống để được phong làm vua Chiêm Thành nhưng không được nhà Tống nhìn nhận. Trong lúc đó, lợi dụng tình trạng loạn lạc tại Đại Cồ Việt (loạn thập nhị sứ quân, từ 944 đến 972), quân Chiêm Thành nhiều lần tiến lên đánh phá những quận huyện ở phía nam, gây nhiều thiệt hại nhân mạng và tài sản.

Năm 979, hay tin Đinh Tiên Hoàng bị ám sát, Ngô Nhật Khánh, một sứ quân Đại Cồ Việt, thuyết phục vua Paramesvaravarman I, dẫn hơn một ngàn chiến thuyền từ Chiêm Thành vào chiếm Hoa Lư, nhưng không thành. Ngô Nhật Khánh bị giết, quân Chăm phải rút về.

Tình hình chính trị của Đại Cồ Việt trong giai đoạn này cũng không lấy gì làm sáng sủa : triều đình không có vua, Hạng Lang tức Đinh Vệ Vương còn quá nhỏ (6 tuổi), mẹ là thái hậu Dương Vân Nga không thể một mình đảm đương việc nước vì phía Bắc quân Tống lăm le tiến xuống, phía Nam quân Chiêm sẵn sàng tiến lên. Năm 980, Dương Vân Nga nhường cho Lê Hoàn làm vua Đại Cồ Việt, hiệu Lê Đại Hành hoàng đế. Tân vương sai sứ sang Trung Hoa báo tin, dâng vài tù binh Chiêm vừa bắt được làm quà biếu. Vua Tống nhận tặng phẩm nhưng lại muốn duy trì ảnh hưởng tốt với Chiêm Thành, sai thống đốc Quảng Châu cho những tù binh Chiêm ăn uống rồi thả về nước.

Bực mình trước tin này, Lê Đại Hành sai Từ Mục và Ngô Tử Canh sang Chiêm Thành yêu cầu vua Chiêm sang bái kiến. Paramesvaravarman I, sau khi nhận lại tù binh từ nhà Tống và tin chắc sẽ được Bắc triều bênh vực nếu bị Lê Đại Hành tấn công, đã không những không sang bái kiến mà còn bắt giam sứ giả. Lê Đại Hành rất giận nhưng chưa có phản ứng.

Sau khi đánh đuổi quân Tống ra khỏi lãnh thổ phía Bắc cuối năm 980, Lê Đại Hành củng cố lại lực lượng chuẩn bị tấn công Chiêm Thành. Đầu năm 982, nhà vua dẫn đại quân tiến vào Indrapura. Đây là cuộc Nam chinh đầu tiên của người Việt vào đất Chiêm Thành. Paramesvaravarman I tử trận ngay tại cửa thành, chấm dứt triều đại Indrapura.

Lê Đại Hành tiến vào kinh đô Indrapura (Đồng Dương), giết tướng giữ thành Tỳ My Thuế, bắt sống hàng trăm vũ nữ trong hậu cung, tịch thu rất nhiều báu vật mang về nước. Bên ngoài binh lính Việt đốt phá thành trì, san phẳng lăng tẩm các vị vua Chiêm, bắt theo hàng ngàn tù binh, trong đó một nhà sư Ấn Độ tên Thiền Trước Tăng (bhiksu). Lãnh thổ Bắc Chiêm Thành (Bình Trị Thiên) bị chiếm đóng từ 982 đến 983.

Sau chiến thắng này, văn hóa và nghệ thuật (nhất là âm nhạc) Chiêm Thành chính thức được du nhập vào đời sống cung đình và dân gian Việt. Đền đài, dinh thự tại Hoa Lư được trang trí bằng những chiến lợi phẩm do các thợ Chiêm Thành chạm trổ và sản xuất ra.

Indravarman IV (Xá Lợi Đà Ngô Nhựt Hoàn) – được hoàng triều tôn lên làm vua khi Paramesvaravarman I vừa tử trận - chạy vào Panduranga lánh nạn và chịu triều cống nhà Lê mới được yên. Năm 985 Nhựt Hoàn sai pháp sư Kinkoma sang Trung Hoa xin nhà Tống cứu viện nhưng được khuyên là nên duy trì quan hệ tốt với Đại Cồ Việt.

Nội bộ nhà Lê cũng xảy ra tranh chấp về quyền lãnh đạo trên lãnh thổ Bắc Chiêm Thành, người thì đề nghị cai trị trực tiếp, người thì khuyên tản quyền. Cuối cùng một giải pháp trung gian được áp dụng : nơi nào còn đông đảo người Chăm cư ngụ thì giao cho người địa phương quản lý, nơi nào đông dân cư gốc Kinh sinh sống thì triều đình Đại Cồ Việt đặt quan cai trị trực tiếp. Sự kiện này chứng tỏ sự cộng cư giữa các nhóm cư dân địa phương sau khi Lâm Ấp giành được độc lập vẫn còn khắng khít, nhưng từ khi người Kinh bắt đầu cai trị trực tiếp lãnh thổ Bắc Chiêm Thành chống đối bắt đầu xảy ra.

Năm 983, một quản giáp (trưởng làng) người Kinh sinh sống trên lãnh thổ Bắc Chiêm Thành tên Lưu Kỳ Tông nổi lên chém đầu một người con nuôi của Lê Đại Hành, lúc đó là một quan cai trị trực tiếp, xây thêm thành lũy quanh Phật Thành (Fo Che) phòng thủ lãnh thổ Bắc Chiêm Thành, rồI mộ hơn 10.000 người và nhiều voi ngựa đánh Đại Cồ Việt. Lê Đại Hành tiến quân xuống đánh nhưng cuộc chiến đã không xảy ra, vì sau khi vượt núi Đông Cổ và sông Bà Hòa (Thanh Hóa), đại quân của nhà Tiền Lê chịu không nổi sương lam chướng khí phải rút về.

Năm 986, hay tin vua Indravartman IV (Ngô Nhựt Hoàn) của người Chăm từ trần, Lưu Kỳ Tông liền tự xưng vương và xin nhà Tống thừa nhận. Sự tiếm quyền này xúc phạm đến tín ngưỡng của người Chăm vì Lưu Kỳ Tông không xuất thân từ vương tộc hay đẳng cấp tôn giáo nào, và là một đe dọa cho cộng đồng người Hoa địa phương. Một người Chăm gốc Hoa tên Poulo Ngo dẫn theo khoảng 150 người đổ bộ lên đảo Hải Nàm và vùng duyên hải nam Quảng Châu tị nạn. Năm 988, thêm 300 người khác do Ho Siuan dẫn đầu đổ bộ lên bờ biển Quảng Châu. Người Chăm gốc Nam Đảo còn lại theo Bằng Vương La (Cu-thì-lợi Hà-thanh-bài Ma-la), một người Champa sinh sống tại Phật Thành, kháng chiến chống Lưu Kỳ Tông.

Nguyễn Văn Huy



Theo thongluan.org

sap adaoh plei Ahar - Châu giang

                    Ranam Bupbe ( Hu tau sap wa halei o?:))

                           Sap adaoh Karim ( Chà Kha lê)
                                    Phun adaoh : Pangantan lakau la


Pangantan lakau la

Pok tangan taduel
Pangantan lakau la
(A)  mék (i)mâ taong dua

(A)  dei saai (a)sit praong
Kung mada juk cung
Brei maaph pa-abih
Mâng daok (a)nâk (ra)néh
Biah tal harei lakhah
Pangantan nao calah
Di labik (a)mék imâ
Kung matuei madar
Nao daok saong urang
Kung daok di sang
Harap saong mada an
Nao daok saong urang
Hu yau ta nan oh
Daong lakau saong Po

Daong lakau saong Po ayu (a)mék imâ
Brei hu siam makrâ kung anâk nao daok (a)tah
Kung anâk nao calah di labik (a)mék imâ
Juai kalak juai war brei (a)nit ka (a)nâk hai
Dom dom gun sarai (a)mék imâ taong dua
Iewk galang raong ba o mada samnuen

Daong uen tabuen, (a)mék (i)mâ (a)nit ranam
Iewk anâk kung yau rasam
Kung dahlau mai tani
Gep ganh kalak palei
Mai hia u a
(A)  nâk (ra)néh saong dam dara
Adei saai lakei kamei
Iewk nao ramik saong lakhah
Payaong laong (a)taong gar
(A)  taong gar (a)taong ganang
Sap takia juja
Pangantan lakau la

* dịch từ(translation of the word):
-Pangantan:chú rễ(V),bridegrom(E)
-Juk cung: điều lầm lỗi(V),  solecism(E)
-Maaph : tha thứ(V), forgiveness(E)
-Matuei madar: côi cút(V), orphans (E)
-Harap: mong muốn(V), hope(E)
-An : ỷ lại (V),dependence (E)
-Gun sarai: ơn(V), favor (E)
-Samnuen : chừng mực, giới hạn(V),  limited(E)
-Hia: phong tục tiễn rễ đến nhà gái của người Chăm Châu Đốc(V)
       it is customary to give the bride groom to the bride house of Cham Chau Doc (E)
-Payaong laong: dù lọng( V),  umbrella(E0
-Takia: bài hát(V), the song (E)
-Juja: rộn ràng (V), thrill (E)   

                                Mik Salim

Kampulan nasyid plei Azhar - Châu giang




                             Mâng gah iéu marai(mai) : Aziz, farid, Karim, Karim, Ahmad

Lagu: Wahey hatian Islam paranam
   Wahai hatian Islam paranam. khaom ngap pagam hukum Po padar. Juai brei lalai di dun-ya ni. padâng hatai gam cahaya iman. Drei Islam ranam Ugama, an â k bangsa hatai jieng hasa, harei malam ngap amal ibadat, dun-ya harap akhirat amal. Phat siam makrâ nan sembahyang. Harei malam limâ waktu..hu (ra)lo barkat santusa
    Ho...ho...ho...Ugama ha..ha..ha..pakhang wiak hai saudara..ho..ho..ho...lakau di Po hu pa(ra)lo dom dom Islam hu gam iman. Hu yae phat (ra)lo faidah jieng hu pad âng khâng Ugama. Dun-ya hadah cahaya...dun-ya hadah Ugama...hu syukur, uen biak (ra)lo, uen di Po , kung ha sa...

Adaoh Cam oleh Arisamad

Maaf brei saai
                   Ranam saai nao adei ley



                        Sa urang anâk séh


Manyim papan malam hadah by Saligiah



                                             Manyim papan malam hadah
                                             Radoah: Saligiah
                                             Ra-panâh: Iman Musa
Aia bulan hadah, hadah trun puk palei Cam, ba hatai ranam , paywa naw tuy aia kakraong, carok dom ha (a)rak marai, hadar saai naw (a)tah ka mai , tapa dom boh cek galaong, hey urang juai war puk palei, hu adei daok manyim papan cang sa-urang talap mai , daong gep ramik siam tanâh aia , taboak ha talei rahim.

                              Tam padai

Radaoh: Abubakar- Saligiah
Ra-panâh: Imam Musa
Ni jaak gep tam padai
Trun nao di hamu
Tam balaoh iewk nao siam
Padai di hamu(2)

Galéh rup drei oh mayai
Kaywa drei ngap padei

Iewk nao baoh sabai
Harap lac hu bang

Marei ini padai tamuh iewk nao mahijao
Darum iewk raksa, rek rom oh brei mada(2)
Untuk brei hu sanang
Hu sabai ranam(2)
Po daong anit ranam drei ngap bang saong iklas


                                   Nuriza 


Radoah: Ysa
Ra-panâh: Thanh Bình
Saai hamit tuei angin
Baoh panuec xwah yawa
Paranam adei
Hadar ralo di hatai
Cabuei mayai o truh
Ranam lo Nuriza
Hadar tal paranam
Dom thun saai daok cang

Langik tasik praong
Thau dwah maoh halei Nuriza
Yau habar adei kalak nao di maoh ini saai daok uen
Palei Cam lahik angan adei
Saai dwah rél palei
O baoh bayang adei
Hey Nuriza hatai hu ha sa
Saong adei paranam
Paranam adei Nuri Nuriza

       Palei Nager nan Dreh Amaik Amâ

 


Ikak Tian Ka Anâk Nao Bac

                           Bhum adei

  Lyric:

Mai raweng palei adei hai saai
Juai mboh kathaot blaoh wer adei
Dua urang (sa) pajéh pajieng mai
Juai nâh rabha ka calah tung hatai
Ke ken cek kraong glai. Min ken di tian saai
Tambuak takai mai ka adei buei hai
Mboh mbaok mbluak di jién padai
Saai taom adei ndom klao cheh chai...

--Nước "Tanâh Gur", em hứng đội đợi anh
--Uống đi anh, cho mát lòng nhé
--Trái dưa ngọt, em hái dành đợi anh
--Với bao tình, người ei, khối tình em
--Xin mời ăn để cho thắm ngọt bờ môi
--Để trên đường tới lui sao này
--Và còn vườn khoai tinh chanh
--Nếu anh ưa thì luộc cho anh ăn!

Juai wer palei adei wey saai
Juai mboh mada wer kathaot rah mai
Sang kathaot oh hu jién padai
Min yut cuai - adei khik klaoh hatai
Juai mboh adei rambah, saai blek mbaok sa gah
Duis sak lo tian adei daok tawak
Cham-Bini taom gep juai talah
Dua urang drei kajap karo suan atah!

--Anh ơi sang làng em chei
--Đừng thấy em quá nghèo mà quên
--Đã sinh ra ta cùng 1 dòng Cham
--Chớ chia phân cho lòng đau lòng
--Không khó bởi biển núi, nhưng khó bởi lòng ta
--Nhớ ghé thăm cho đời còn vui
--Tủi thân em lắm bạn tình ơi
--Anh tới bên em quên hết cả đời buồn...

Aia Tanâh gur, adei ndua padeng caik cang
Manyum baik saai, ka mat tung -e- tian
Temkai yamân, yamân mbluak saradang
Pieh cang saai, liwik liwik harei rup liwang
Mbeng baik, mbeng baik ka hu yawa prân
Pieh harei hadei ngap jalan tagok trun
Cuah Patih abei bhong baoh rimbung
Mâyah saai takrâ, adei tuk ka saai mbeng!

--Xin anh đừng quên ngõ về làng em
--Đừng nới giàu bỏ nghèo xưa nay
--Với em không có tiền bạc, nhưng với anh em có 1 tấm lòng
--Em với đời nghèo khó, anh ngoảnh mặt làm ngơ
--Tủi thân em lắm bạn tình ơi

--"Cham-Bini" đôi mình nào xa
--Hãy tới bên nhau chung bước mộng đường dài...
(2x)

 

 

Harei page Raya Patrah_adaoh Cam sap plei Kur

~Harei Pagé Raya Patrah~
Harei pagé Raya Patrah
Drei anâk Cam
Kabak lakau ma-aph (a)maik (a)mâ
Brei drei kanal nao waik
Haong (a)maik (a)mâ
Drei (ha)duissa lo lo
Di klak juai semyang
Brei srem mâgru
Brei thau lo (ha)duissa
(U)rang (ha)lei nao ma-aph o
Po binasa
Mada o hu harei siam
“Mba” drei khin siam makrâ
Drei jeng anâk
Mada lac jaik (a)tah o
Brei drei nao nyu hu
Nao lakau ma-aph
Huec Po brei drei siam
Drei nao ma-aph (a)maik (a)mâ
Huec hu siam
Nao jalan akhirat
Ginaop rup umat di klak juai
Nao lakau ma-aph (a)maik (a)mâ



Well...I'm not used to write in Akhar Thrah, plus, I'm confuse with the "balau", the "Mâk" and "Mak".."S1" "S2"..and many more..urrgghhh!! ..So..I did a lot of mistakes....ermm..but..I hd corrected it..then..I put the correct one as a new presentation, which you can see in the pictures above..I hv no mood to edit the video............ Tell me if the correction is still incorrect, thank U. [Arggghh, tension aku!]

This song is cute, and simple. I like it. I want to state my very appreciation to radiosapcham.com for ..errkk..for many reasons. I have no idea to write anything rite now..my head stucked! Hhhellpp!
Tuei: http://naipaleikaohkabuak.blogspot.com/search/label/Adaoh_Music


 



                               Cahya kamei Cam Bét- para

Saai kabak di palei baoh kamei cahya
Rup adei daok dara, saai kaow daok dam
Adei thau brei rei lac saai ralo ranam
Kaywa drei anâk Cam daok Bét-para ini

Saai daok di sang ndih uen rél harei
Khing baoh baok kamei ndih daok oh bangi
Sanâng baoh rup éng lac hu jinji
Dalam dun-ya ini hu taom saong kamei

Saai barom lac ye saai ralo ranam kamei
                ????????? Kamei siam sap janih
Dam dam palei drei ranam kamei taong abih
Hatai saai ini pa-ndik huec kamei hu urang

Mai tal labik ini halin ikhan amék imâ
Khan rueng baoh panuec lac ranam kamei ha urang
Amék imâ barom ye tamâ khia tal sang
Rup drei daok cang tal harei tamâ lakhah


Ra-mbah di plei Kur by Putra Champa




Ra-mbah di plei Kur
Radaoh : Putra Champa
Ra-panâh : Tuan Yusuf
Phlieng: Yuen

Adei saai thuh hatai
Tal zaman haru
Mabuk oh sabai
Adei saai plei Kur
Hey ha sa bangsa ha sa ugama
Doak rabah siksa

Thuh hatai di dun-ya
Hey cahya mata
Anak Cam paranam
Manei aia mata
Hey satian rabau thun sa thun tal ye thun
Thuh hatai jieng bian

Hey tian, anait ralo hai
Adei saai thuh hatai drei hu kalau
Cam déh, drei hu marasa
Ek lapa di dun-ya iew Po thuh Ha Sa

Drei daong hai lakau doa
Po Ha Sa nyu talet bala
Jieng santusa
Satian sa bangsa
Satian pak déh, tuan tuan yang soleh

Adei saai sabai
Hu mai taom labik ini
Malam dan harei
Lapei dun haji
Daok di mala awan
Tuk ini phaot phaot kan
Hey dom dom Islam

Lakau hu amal
Hey saai satian
Khaom wiak ngap pakar siam
Luei juai sambahyang
Zaman ini kan har
U hara huoc caga
Bala hey satian

  • Dịch từ(translation of the word) ;
-         Thuh hatai (CD) = Raw ri(Pr): Buồn (V), sad (E)
-         Zaman( Ar): Thời đại (V), epoch (E)
-         Haru (CD): Xui xẻo(V), Bad luck (E)
-         Ugama= Agama: tô giáo (V), religion (E)
-         Siksa: Khổ cực (V), wretchedness (E)
-         Dun-ya (Ar): Thế gian (V), the world (E)
-         Bian : Đã từng (V), experience ( doing smth) (E)
-         Doa (Malay): cầu nguyện(V), prayer (E)
-         Talet: xóa bỏ, bỏ đi (V), remove(E)
-         Bala: thiên tai (V), Disaster (E)
-         Santusa (Ar): sự toàn vẹn tốt đẹp ( trong Islam)(V), integrity ( in Islam) (E)
-         Yang (Malay)= kung ( Cam) ; mà (V), that 9E)
-         Soleh (Ar): người có đức tính tốt (V), a good virtue (E)
-         Haji (Ar): nghi lễ hành hương đến thánh địa Makah (Arabsaudi) của Isalam (V), pilgrim to Mecca (E)
-         Amal (Ar): công đức (trong Islam)(V), charity (in Islam)(E)
-         Sambahyang (Malay): hành lễ (V), prayer (E)
-         Kan (CD)= kathaot (Pr): nghèo (V), poor (E).
-         * Ghi chú :
-         Ar : tiếng Arab, Arabic
-         Malay : tiếng Malaysia, Malaysian
-         CD: tiếng Chăm Châu đốc, Cham Chau Doc language
-         Pr: tiếng Chăm Pandurangga, Cham Pandurangga language
-         V: tiếng Việt Nam, Vietnamese
-         E: tiếng Anh, English


Tại sao gọi là biển Nam Trung Quốc mà không gọi là biển Champa?

Biên dịch từ bài báo tiếng Malaysia : Putra Champa
  • Lưu ý: Khu vực Biển Đông (Tức vùng biển nằm trang khu vực Việt Nam, Philppin, Malaysia, Indonesia…) được thế giới gọi là “South China Sea” tức "Biển Nam  Trung Quốc”.
     Nếu ta gọi là “biển Nam Trung Quốc” thì tất cả mọi người trên thế giới sẽ hiểu đó là phần biển ở vùng Đông Nam của Châu Á, được bao bọc bởi các quốc gia như Malaysia và đảo Borneo. Phía bắc của nó được tính từ đảo Đài loan và kết thúc cực nam ở Singapore, diện tích của nó vào khoảng 3,500,000 km².
    Hiện nay vùng biển này được gọi là “ biển Nam Trung Quốc”. Nhưng ít có ai biết rằng vùng biển rộng lớn này đã có thời được biết đến với tên “Biển Champa”. Đều này nói lên sẽ khiến không ít những người nghe được phải giật mình, nhưng đó là sự thật. Tại sao người ta lại gọi nó là biển Champa?
Biển Champa ( trong tiếng Mã Lai, Laut(la-ut) có nghĩa là biển)
   Trước tiên ta hãy giải thích danh từ “Champa”. Champa thật ra là tên của một vương quốc vốn được xây dựng  bởi sắc dân Malayo-poynesian ( Mã Lai- Đa Đảo) hay chúng ta có thể gọi tắt là tộc người Mã Lai. Đế chế Mã Lai này được biết đến với tên gọi Campa nagara ( vương quốc Champa), họ đã từng kiểm soát một vùng đất đai rộng lớn ở phía nam Đông Nam á ngày nay.
   Đế chế này được hình thành vào thế kỉ thứ 2 và kết thúc vào năm 1832. Trong quá trình tồn tại vương quốc này đã bao phen giãn, co phần đất đai của mình . Điều này đã dẫn đến kinh đô của vương quốc được di dời rất nhiều lần, cụ thể là Indrapura (875-978M), Vijaya (978-1485M) và cuối cùng là Pandurangga (1485-1832M) cho đến khi bị xóa sổ hẳn bởi tộc người phương bắc ( nam Trung Hoa).
   Đế chế Champa hùng mạnh nhất vào khoàng năm 800 đến năm 1000. Trong khoảng thời điểm đó, Người Chăm rất nổi tiếng trong việc buôn bán các loại gia vị và tơ lụa với các nước như Trung Quốc, Nusantara ( Indonesia, Malaysia, brunei…ngày nay) và nước Abbasiah ở Baghdad (Bát Đa- xứ 1001 đêm).
   Vào khoảng năm 800, người Chăm được biết đến với tài đi biển rất gỏi và những thương nhân tài ba. Theo ông  Tan Sri Prof. Emeritus Dr. Ismail Hussein,chủ tịch hội nhà văn Malaysia gọi tắt là (GAPENA) có nói. Vùng biển mà ngày nay được gọi là Biển Nam Trung Quốc thật sự trước kia được gọi là Biển Champa, nó từng là một vùng thương mại và vận chuyển quan trọng của người Chăm. Sự hùng cường về thương mại và vận chuyển của đế chế Champa nhanh chóng được nổi tiếng và rất nhiều người biết đến không chỉ ở Nusantara mà là toàn thể thế giới lúc bấy giờ, dẫn đến vùng biển này được gọi với tên Biển Champa.
    Biển Champa có thể được xem là “sân chơi” của các tộc người Mã Lai. Dấu vết của sự kiện này vẫn được tìm thấy ở những vùng đất đai mà ngay nay người Mã Lai vẫn đang nấm quyền sở hữu, cụ thể là tiểu bang Kelantan của Malaysia. Sự nổi tiếng về thông thương qua lại giữa Champa và Malaysia lúc bấy giờ mạnh đến nổi khiến vùng đất này (bang Kelantan)được gọi là “ nơi dừng chân của Chepa”. “ Chepa” ở đây là Champa phát âm theo giọng địa phương của người Kelantan-Pattani. Có lẽ chúng ta hãy nên trả lịch sử về cho lịch sử. Và những đứa con Melayo-polynesian(cụ thể là sắc dân Chăm) chúng ta nên tự hào và trách nhiệm với tên gọi này.
    *Theo nguồn nguyên bản tiếng Malaysia : http://putrachampa.blogspot.com/2011/02/kenapa-laut-china-selatan-kenapa-tidak.html

Lật tìm dấu tích Champa ở Việt Nam

Theo báo “ Nụ cười Islam” của Indonesia
Chuyển sang Việt ngữ: Putra Champa
( Putra dịch bài viết này không phải để cung cắp kiến thức về Chăm mà chỉ muốn chia sẻ với các bạn, người Indo/ Mã lai- họ nói gì về Chăm chúng ta)
        Lịch sử đã chỉ rõ sự gần gũi của dân tộc chúng ta( người Indo) với nhà nước Champa. Dấu tích dễ thấy nhất còn lại của nhà nước này đó là những tàn tích và con cháu của họ tại Việt Nam.
    Chắc  các bạn vẫn còn nhớ những bài học ở trường về lịch sử Champa chứ?. Ví dụ như sự kiện một người vợ của vua Kertawijaya của Majapahit , là công chúa Darawati một vị công chúa đến từ đất nước Champa với tôn giáo Islam. Nhiều câu chuyện về Wali Songo và những môn đệ của ông vốn có nguồn gốc từ Champa đã đến đảo Jawa để truyền dạy về Islam trong thời kì mà những quần đảo này chưa biết Islam là gì.
Bản đồ Đông Dương
       Nhà nước Champa vốn đã được hình thành và tồn tại trãi dài ở phần dọc bờ biển của bán đảo Đông Dương. Theo thời gian lãnh thổ của nước này còn bành trướng ở một phần của nước Lào ngày nay. Và hiển nhiên quốc gia này có những mối liên kết thật chặt chẽ về máu mủ cũng như nền văn hóa với những quốc gia của Indonesia vào thời xưa. Lãnh thổ của Champa ngày nay phần lớn thuộc về Việt Nam và cho đến bây giờ những bí ẩn của nó vẫn hấp dẫn với những người quan tâm đến Champa.
        Vào những thời kì đầu Champa có quan hệ chặt chẽ về văn hóa cũng như tôn giáo với Tiongkok( Trung Quốc). Có lẽ do chiến tranh và âm mưu thù hằn luôn muốn thôn tính các nước phương nam, vì vậy Champa dần dần xa rời các quốc gia phương bắc và khắn khích hơn với các quốc gia phương nam như Phù Nam ( vốn đã theo nền văn hóa Ấn từ trước). Từ đấy đạo Bà La Môn chiếm dần ưu thế trên dãi đất Champa. Đến thế kỉ thứ 10, các thương nhân Ảrab dần đến mảnh đất này làm ăn, trao đổi và họ cũng đã để lại văn hóa và Islam giáo vào cộng đồng dân tộc này.
     Nhưng cho đến tận thế kỉ 17 thì Islam mới đến được với các tầng lớp quý tộc cũng như hoàng thân quốc thích của Champa thờ đó. Vì vậy ngày nay những người mang quốc tịch Việt Nam mà theo Islam ắt hẳn phần lớn đó là người Chăm là dân tộc của một đất nước vốn trước kia đã từng tồn tại trên bản đồ Đông Dương. Điều này cũng giống như người Jawa ở Indonesia chúng ta, trước kia chúng ta cũng từng theo Bà La Môn giáo, và đến ngày nay vẫn còn một bộ phận người Jawa vẫn còn theo tôn giáo này, người Champa cũng thế, hiện nay họ có hai cộng đồng tôn giáo Ba La Mon và Islam. Và cũng không ngạc nhiên khi chúng ta thấy rằng , người Chăm cũng đã hài hòa yếu tố Islam với tính ngưỡng dân tộc bản địa, điều mà ở Indonesia chúng ta cũng có.
       Niếu chúng ta đến phần miền trung của Việt Nam ngày nay. Chúng ta sẽ thấy có rất nhiều cộng đồng sắc tộc Chăm vẫn còn tồn tại. Và cũng ở nơi đó chúng ta cũng sẽ bắt gặp những thánh đường và những tiểu thánh đường. Chắc hẳn sự xóa sổ của nhà nước Champa không phải là lí do để xóa hẳn dấu tích của đất nước này trên thế giới bởi rằng những tàn tích của nó vẫn được nhân loại công nhận và bảo vệ và đặt biệt hơn tổ chức Di sản Văn hóa Thế giới UNESCO đã công nhận quần thể khu thánh địa Mỹ Sơn trở thành di sản văn hóa nhân loại. Đó là một cụm đền tháp Ba La Mon giáo đổ nát, thật khiến chúng ta không khỏi ngậm ngùi nếu có dịp ghé thăm.
      Những xóm làng của sắc dân chăm ngày nay  rất độc đáo. Bởi những nét văn hóa truyền thống của họ rất khác so với những làng xã của tộc người Kinh ( Việt) vốn chiếm số đông. Họ sống ở nhưng nơi mà họ gọi là “Plei” hay “Kampong”. Những người đàn ông Chăm thường cũng ăn vận xà rông như chúng ta. Có khi họ còn đội mũ vành tròn màu trắng gọi là “kapiah”. Các cụ già thì mặc áo dài trắng với mảnh khăn quấn quanh đầu gọi là “sunnah”. Tôi xin giới thiệu một vài nơi rất nổi tiếng của cộng đồng sắc tộc này trên lãnh thổ Việt Nam.
 *Khu thánh địa Mỹ Sơn
       Được xây dựng vào khoảng từ thế kỉ 4 đến thế kỉ 14 bởi những vị vua Chăm. Những ngôi tháp này dùng để bái lạy thần Shiva vốn được biết đến với cái tên khác là Bhardresvara. Những ngôi tháp này rất gần với làng Duy Phú tại miền trung Việt Nam, cách Đà Nẵng khoảng 69 km. Nơi này trước kia đã từng là thủ phủ của vương quốc Champa, và đây cũng là lăng tẩm của các vị anh hùng có công với vương triều này. Những đền tháp nơi đây có thể sánh ngang với các đền tháp nổi tiếng khác như Borobudur (Indonesia),Angkor Wat( Kampuchia), Bagan( Myanmar) hay Ayutthaya( Thái Lan).
 *Bảo tàng Champa
 Bảo tàng này được tọa lạc tại Đà Nẵng. Tại bảo tàng này chúng ta sẽ bắt gặp rất nhiều bức tượng được điêu khắc rất sắc sảo rất hấp dẫn đối với du khách thích tìm hiểu.
* Các thánh đường và tiểu thánh đường
Masjid Ehsan
Được xây dựng vao năm 1937 và d9u775c trùng tu lại vào năm 1992. Thánh được được bao bọc bởi khoàng 200 gia đình người Chăm Islam . Nơi đây cũng có trường dành cho việc học đạo ( Islam)
Masjid Jamial Anwal
Được xây dựng vào năm 1965, với tư cách như một tiểu thánh đường. Nhưng nó đã được sử du5nh như một thánh đường kể từ năm 1968. Ngôi thánh đường này là đại điểm hành lễ của hơn 240 gia đình người Champa. Vào những ngày lễ “Jum’at, người dân xếp hàng hành lễ nhiều đến nỗi lấn đầy cả sân thánh đường.
*Nguồn nguyên văn tiếng Indonesia của bài báo :http://www.alifmagz.com/meninjau-jejak-champa-di-vietnam/

Tiềm thức

Putra Champa
*Tóm tắt truyện:
     “ Nhân vật chính trong câu chuyện được gọi với cái tên là “ hắn”. Một người rất thành công trong xã hội Mỹ. Nhưng anh ta luôn trăn trở vì nguồn gốc thật sự của bản thân mình. Sau một cơn bệnh sốt, anh càng thấy rõ hơn nỗi đau khổ của một người không rõ xuất xứ bản thân. Và thế là từ đó anh quyết tâm tìm hiểu, mình là ai…”
       Hắn bị sốt, đã ba bốn ngày nay hắn không thể gượng dậy để đi làm. Sau cái lần dầm mưa bất đắc dĩ khi ra đường đón taxi, hắn bị cảm rồi sốt luôn. Thật cực cho thân hắn cũng tại vì hôm ấy xe hắn hư. Mà ắc nghĩ trong cái xã hội Mỹ phồn hoa nhưng lắm bận bịu này thì chỉ có lúc bệnh mới là lúc sướng, được ăn, được ngủ, được người khác hầu hạ…Ấy thế mà sao thấy hắn có vẻ khó chịu quá. Hình như hắn không muốn nằm trên giường bệnh, hay có một chuyện gì lạ lắm, vì vào mỗi lần hắn lên cơn sốt. Hắn thường thốt lên những ngôn từ lạ mà gia đình hắn không biết đó là thứ ngôn ngữ gì, hắn cứ lầm bầm và thốt ra những ngôn từ ấy bằng thứ tiếng mà giống như khi người ta bị uất, cố gượng để bài tỏ nỗi uất ấy. Hắn thì làm gì có chuyện u uất.  Từ trước đến nay mọi điều may đều mĩm cười với hắn. Vợ đẹp này, con ngoan này, công việc tốt này…Nhưng ít ai nghĩ đến nỗi lòng mà bấy lâu nay hắn giấu kín. Hắn không biết, hắn là ai !
       Từ nhỏ hắn được nuôi dưỡng bởi một gia đình người Mỹ gốc Arab. Ngay từ thuở biết u u ớ ớ. Hắn đã bập bẹ tiếng Arab. Thiết nghĩ sự ngây thơ của hắn từ lúc nhỏ thật ngu ngơ. Ở trường hắn luôn bị bạn bè triêu chọc là đứa con hoang. Hắn không hiểu, bởi hắn có cha, có mẹ với đầy ấp tình yêu thương. Hắn luôn giữ khư khư tình yêu thương ấy mà chẳng chút nghi ngờ gì. Cho đến khi hắn lớn một chút, hắn luôn đứng thật lâu mỗi khi soi gương. Không phải để làm dáng, mà hắn hình như đang suy nghĩ điều gì đó. Một điều mà chắc từ cơ thể hắn đã tạo cho hắn những suy nghĩ, những thắc mắc, nghi vấn ấy. Lần đầu tiên, khi hắn mới nhận ra, hắn chạy ngay vào mẹ khi mẹ hắn còn trong bếp để chuẩn bị cho bữa tối.
-         Mẹ ơi sao da con sạm đen, sao con không trắng như mẹ?
-         À, thì tại con ham chơi ngoài nắng nhiều quá, mẹ la hoài mà con có chịu nghe đâu!
-         Mà sao mũi con không cao như mũi bố?
-         Con là con nít, làm sao giống bố được.
Hắn dường như thỏa mãn với những câu trả lời đó. Và kể từ đó hắn không còn thấy lạ và thắc mắc khi đứng trước gương nữa. Nhưng khi hắn càng lớn, càng biết nghĩ thì hắn không cần chạy đến mẹ và hỏi nữa. Bởi tự hắn đã có câu trả lời . Hắn có làn da sạm đen, tóc dợn sóng, đôi môi dày và cặp mắt đen…Rõ ràng hắn thuộc chủng người Châu Á vùng phía nam, khác với ba mẹ hắn là người Ảrab da trắng. Hắn biết, bố mẹ hắn biết nhưng chẳng ai đá động đến hay hỏi nhau sự khác biệt ấy cả. Nhiều lúc khách đến nhà chơi, vô tình thấy vậy cũng buộc miệng hỏi. Nhưng bố, mẹ hắn cố lờ đi và hắn cũng làm như chưa từng nghe gì cả
Cuộc sống cứ vẫn thế trôi thật êm đềm đối với hắn. Hắn tốt nghiệp đại học tại một trường danh tiếng của Mỹ với thứ hạng ưu, được vào làm tại một công ty lớn với vị trí cao. Và sao đó hắn lấy một cô vợ Arab vừa đẹp người lại đẹp nết. Gần đây vợ hắn còn sinh cho hắn một cậu con trai rất kháo khỉnh. Nói chung, cuộc sống và tập quán hằng ngày của hắn và gia đình chẳng khác gì một gia đình Arab thuần túy ngoài vẻ bề ngoài của hắn là một người góc Á.
Cứ tưởng cuộc sống của hắn cứ thế cho đến cuối đời. Nhưng định mệnh đã không cho điều đó xảy ra. Hình như trận sốt này là một bước ngoặc rẽ con đường thẳng mà hắn đang đi thì phải. Hắn lạ, mỗi lần tỉnh lại, hắn không nói với ai, ai hỏi gì cũng không trả lời. Hắn cứ ngồi dường như đang nghĩ.  Có lẽ chắc hắn cũng không biết hắn đang nghĩ gì. Nhưng linh tính bảo hắn rằng hắn phải nghĩ, nghĩ để nhớ ra một việc gì đó rất quan trọng đối với hắn.
Hắn cứ thế đã hơn một tuần nay. Vợ con hắn lo lắm, ba mẹ hắn cũng thường xuyên đến thăm. Vợ hắn còn tìm đến các chuyên gia tâm lí, nhưng chẳng giải quyết được gì. Mẹ hắn cứ nhìn con rồi khóc, dường như bà chợt nghĩ ra một vấn đề gì đó. Bà kéo tay chồng vào một góc, hai người nói nói gì đó một hồi, bà móc từ trong túi ra một cái hộp nhỏ, dường như bà đã chuẩn bị sẵng từ trước. Bà từ từ đi về phía hắn , âu yếm nhìn hắn và nói.
-Bấy lâu nay chắc con cũng biết con là con nuôi của vợ chồng ta.
        Hắn nhìn bà thật châm chú nhưng vẫn không thốt ra lời nào. Bà nói tiếp:
        -V ợ chồng ta luôn xem con là con ruột và nếu không có sự việc như ngày hôm nay chắc ta cũng sẽ chẳng nói ra. Chồng ta nhận con từ một người bạn của ông ta vốn làm nghề báo. Trong một lần ông ấy đi lấy tin ở nước ngoài, ông đã nhặt được con. Lúc ấy dường như ông ta rất bận trong công việc nên thường gởi con ở nhà vợ chồng ta. Nhưng có một lần ông ấy gởi mà chẳng bao giờ quay lại lấy. Chồng ta đi tìm hiểu thì mới biết, ông ta đã bị giết sau một lần đi lấy tin tại Kampuchia. Từ đó, chúng ta nhận con là con cho đến hôm nay. Ta cũng không biết gì nhiều ngoài những chuyện đã kể với con.
      Nói đoạn bà đưa cho hắn cái hộp. Hắn mở ra trong hộp có một sợ dây chuyền cũ kĩ và một mặt dây chuyền lớn bằng bạc đã  rỉ sét qua thờ gian. Nhưng trên đó có hai dòng chữ còn hiện lên rất rõ. Dòng thứ nhất ghi bằng chữ Arab nên hắn có thể đọc được ngay, đó là tên người, tên của một người phụ nữa “ Halimah”. Dòng thứ hai hắn chẳng biết là chữ gì. Chỉ biết nó cong cong giống chữ mà người Ấn Độ hay sử dụng. Hắn cầm dây chuyền rồi ngước lên nhìn mẹ hắn. Mẹ hắn hiểu hắn muốn biết điều gì nên bà nói tiếp
-         Đây là sợi dây chuyền mà vợ chồng ta đã cất kĩ từ lâu. Khi con được giao cho vợ chồng ta, trên cổ con có đeo nó. Ta nghĩ nó có liên quan đến thân thế con.
Nói rồi bà nhìn hắn với hai con mắt đỏ hoe. Bà nói:
-         Dù là gì, dù con là ai. Nhưng con vẫn mãi là con của bố mẹ phải không?. Con hứa với bố mẹ điều đó nhé.
         Hắn chợt hiểu và ôm lấy ba mẹ hắn với tiếng nấc thật lớn, những âm thanh ấy hòa lẫn trong tình yêu thương của những con người tuy không có mối liên hệ máu mũ nhưng tình người đã gắn kết họ lại và làm cho tình cảm ấy trở nên thiêng liêng đến như thế.
         Sau cái lần ấy, hắn bình phục hẳn. Trong đầu hắn bây giờ đã có một mục đích khác, hắn muốn đi tìm hiểu xem hắn là ai. Sau bao lần hỏi han, tìm tòi. Hắn biết được dòng chữ trên mặt dây chuyền ấy là tiếng Kampuchia. Nó được phát âm là “svay sleang” nhiều người nói đây là tên của một ngôi làng thuộc huyện Kroch Chhma, tỉnh Kampong Chhnang thuộc vương quốc Kampuchia. Vậy là hắn đã có đầu mối, hắn quyết phải đến Kampuchia một chuyến để tìm hiểu thật hư. Cùng với sự ủng hộ của ba mẹ và vợ con, hắn như có thêm tinh thần và phấn chấn lên hẳn. sau khi đã thu xếp êm xuôi mọi công việc từ công ty đến gia gia đình, thế là hắn đi , một chuyến đi mà hắn đã nghĩ được mịch đích từ trước “ Tôi đi tìm nguồn góc của mình”
          Đáp xuống sân bay Phnom Pênh, hắn hít môt hơi dài thật thoải mái rồi lên taxi tiến thằng đến khách sạn Naga World. Thật ra hắn đã tìm hiểu rất kĩ Kampuchia từ trước đó. Hắn bây giờ cũng có khá nhiều kiến thức về đất nước này, nhưng hắn cũng phải cần một người hướng dẫn biết tiếng Anh. Hắn hỏi thăm và được nhân viên khách sạn giới thiệu một người hướng dẫn viên du lịch có tên Musa. Hắn ấn tượng với cái tên này, vì cái tên cho hắn biết đấy là một ngườ Islam ( Hồi giáo). Sẽ rất thuận tiện cho hắn khi có một người hướng dẫn lộ trình cũng là người Islam. Hắn nóng lòng được gặp người này và luôn hối cô tiếp tân mau chóng xếp lịch cho cuộc gặp. Cuộc hẹn cũng được sắp xếp, hai người gặp nhau tại đại sảnh của khách sạn. Musa là một chàng trai trạc hai mươi ba, khuôn mặt khá sáng, dễ cho người ta một ấn tượng tốt ở lần gặp đầu tiên. Anh bắt chuyện trước và được Musa trả lời với một giọng Anh ngữ rất điêu luyện. Qua cuộc trò chuyện hắn biết được , Musa là sinh viên mới tốt nghiệp, đang làm tại một công ty du lịch ở Phnôm Pênh này. Quê anh ở tỉnh Kampong Cham. Anh nói, những người theo Islam ở Kampuchia đều thuộc sắc tộc Chăm và có nguồn góc từ một nước Champa nào đó. Nhưng tại đây trong giấy tờ pháp lí họ luôn gọi anh là Khmer Islam và Kampong Chăm quê anh chính là nơi có nhiều người Chăm Islam sinh sống nhất. Nhưng cái mà hắn đang nghĩ lúc bấy giờ là “ Svay Khleang”. Hắn hỏi dồn dập anh về vấn đề này và được anh giới thiệu khá rõ về nơi mà hắn đã ám ảnh bấy lâu nay. Hắn sốt sắn thúc giục anh sắp đặt lộ trình đi thẳng đến Kampong Chnang nơi có làng Svay Khleang. Nhưng anh nhã nhặn khuyên hắn hãy nán lại ít ngày thăm quan thủ đô đã. Sự này nỉ của anh cộng với tài giới thiệu đã thuyết phục được hắn ở lại một ngày để thăm quan thủ đô.
      Anh dẫn hắn đi thăm hoàng cung, nơi có những tòa lâu đài ánh vàng lộng lẫy. Anh còn dẫn hắn đi viện bảo tàng , nhìn ngấm những cổ vật thời xưa của đế chế Angko cổ…Giữa trưa hai người cùng tạc qua một thánh đường Islam để hành lễ và ăn uống ngay quán ăn Muslim ở gần đấy. Hắn hỏi
-         Mình còn nơi nào để đi nữa không?
-         Còn chứ, tôi sẽ dẫn anh đi một nơi, nơi đó rất đặc biệt.
     Ăn xong, hai người cùng đi đến nơi đặc biệt mà Musa nói đến. Chiếc taxi dừng tại một   nơi tưởng chừng như một khu phố, nhưng không phải vậy. Hắn ngắm nhìn một cách thích thú hay có vẻ lạ thì đúng hơn, khi nhìn thấy một khối kiến trúc bao quanh là những kẽm gai ngoằn nghòe được bao bọc bởi khu dân cư với nếp sinh hoạt hết sức bình thường. Đây đúng thật là một điều thú vị. Hắn nói. Musa mĩm cười xong cùng mời hắn bước vào thăm quan bên trong hàng rào kẽm gai ấy.
      Qua giới thiệu hắn được biết đây là nhà tù thời chế độ Khmer Đỏ, nó có tên là Toul Sleng. Trước đây nó vốn là một trường học, nhưng khi Khmer Đỏ chính thức cầm quyền tại Kampuchia thì chúng trưng dụng nó làm nhà tù. Nơi đây đã từng chứng kiến những vụ tra tấn đẫm máu và những vụ giết người gê rợn nhất. Hắn bước vào trong, dường như hắn lạ lắm. Không khí âm u của nơi này làm hắn lạ hay hắn có một linh cảm riêng và linh cảm ấy làm hắn lạ? không biết ! chỉ biết hắn lạ và Musa cũng nhận ra điều đó.
-         Anh sao vậy, chắc bị say nắng à?
-         À, không sao, mình cứ vào đi.
Khi bước vào bên trong nhà tù mà ngày xưa là những lớp học. Hàng loạt hình ảnh về vụ diệt chủng được trưng bày. Hắn bước từng bước một, ngấm nhìn một cách chăm chú lặng thinh không nói điều gì, hình như hắn đang nghĩ gì đấy. Bây giờ, những lời giới thiệu và giải thích về những bức ảnh của Musa cũng bằng thừa vì hắn không hề nghe thấy. Cái hắn nghe thấy lúc này chính là âm thanh của Toul Sleng thật sự, âm thanh kiêu gào của những con người xấu số, yếu ớt…Bỗng khuôn mặt hắn trở nên tái nhợt khi bước vào một phòng giam gần đó. Hắn nhìn , nhìn thật kĩ căn phòng cũ kĩ, với những đốm máu vẫn còn nguyên. Hắn lại chăm chú nhìn vào những gọng xích được thiết kế rất kì lạ và ghê rợn . Hắn thật sự cảm thấy khó chịu , hắn cũng không biết tại sao mình lại có cảm giác đó. Musa cảm thấy lo lắng khi nhìn thấy sắc mặt của hắn lúc này. Anh cố hỏi nhưng hắn lặng thinh, không trả lời hay hắn không thể trả lời vì hắn giờ đây như đứng ở một thế giới khác. Một thế giới rất kinh khủng mà dường như trước đây hắn cũng đã từng có mặt ở đó. Rồi đột nhiên hắn bật dậy chạy thật nhanh ra ngoài trong ánh mắt nhìn ngạc nhiên của tất cả mọi người có mặt lúc đó.Musa cũng vụt chạy theo, hắn quay lại nắm lấy tay Musa thật chặt và nói trong hơi thở hổn  hển.
Nhà tù Toul Sleng
-         Anh dẫn tôi đi một nơi, nơi mà những con người này bị giết.
Musa trố mắt nhìn anh. Sao anh có vẻ hốt hoảng vậy. Anh muốn hỏi nhưng rồi chợt nghĩ nó tế nhị quá, thế nên lại thôi. Tuy trời đã xế chiều và nơi mà hắn muốn đến là vung ngoại ô cũng hơi xa, nhưng với vẻ mặt và lời khuẩn khoản của hắn Musa dẫn hắn đến nới đó mà chẳng có chút do dự. Nơi đó có tên là “ cánh đồng chếtnó cách thủ đô Phnom Penh 17 km, là nơi Khơ me Đỏ tra tấn và tàn sát khoảng 15.000 người, gồm nhiều trẻ em Campuchia và cả người nước ngoài, từ năm 1975 đến 1979. Nơi có những hố lớn không sâu vốn là nơi chôn thây của hàng ngàn nạn nhân xấu số. Buổi chiều tà tại “ Cánh đồng chết” này thật khiến người ta có cảm giác ghê rợn. Sự hiu quạnh điều hui, âm u cộng với những thứ tiếng của đàn chim hoang không rõ nó trú ngụ ở đâu chỉ biết nó đang phát ra những thứ âm thanh khiến người nghe được phải rùng mình. Musa cảm giác được những thứ ấy, anh không hiểu được cái tiềm tàng bên trong. Bởi anh là lớp người sinh sau, anh sinh sau thảm họa đẫm máu mà Khmer đỏ đã gây ra cho toàn bộ dân tộc trên đất Kampuchia này. Nhưng hắn lại khác, dường như hắn có cảm giác chính hắn đã từng trãi qua những thảm cảnh đó. Hắn không cảm thấy ghê rợn, cũng không cảm thấy âm u. Cái mà hắn cảm thấy lúc này là nỗi sợ, nỗi sợ hãi tột độ của những con người đáng thương, bị dồn vào chân tường để giết như một con thú hoang.
Hành hình tù nhân tại cánh đồng chết
        Hắn hoang mang vội vã ngoắc chiếc taxi về khách sạn, hắn không thèm quan tâm hay đúng hơn là không cảm giác thấy Musa đang đi cùng. Anh đưa hắn về khách sạn rồi từ biệt đi về. Hắn bước vào phòng với cái đầu cứ nhức bưng bưng. Dường như có ai đó đang cầm búa rồi từng nhịp đập vào đầu hắn. Hắn cố leo lên giường nằm nhưng mỗi khi nhắm mắt lại những hình ảnh chết chóc lại hiện lên trước mắt hắn rõ đến nỗi khiến hắn phải giật mình mà không dám nhắm mắt nữa. Tối ấy hắn thức trắng, cặp mắt đen hiện rõ sự tiều tụy. Hắn đang ngồi đợi hay đúng hơn là hắn đang đợi chính quá khứ của hắn.
        Hôm ấy như đã hẹn, Musa đến đón hắn để cùng nhau tới Kampong Chnang nơi có ngôi làng Svay Khleang mà hắn muốn tới. Chiếc xe đò lao nhanh trong đám bụi đỏ xa dần thủ đô phồn hoa để tiến về khoảng trời rộng, xanh rì với những bụi cây ven đường. Sau hàng giờ đi xe. Kampong Chnang đã ở ngay trước mắt họ. Cái cả hai phải làm đầu tiên là tìm một nơi nghỉ chân vì trời cũng đã sẩm tối. Cả hai cùng tấm rửa rồi hành lễ, bữa cơm tối hôm đó thấy hắn khác hẳn, phấn chấn và hoạt bát trở lại. Điều này cũng khiến Musa bớt lo vì lúc đầu anh cứ nghĩ hắn bị trúng tà. Có lẽ, hắn là người hiểu hơn ai hết tại sao hắn có thể phấn chấn trở lại. Bởi hắn lại tìm ra được một mấu chốt nhỏ trong quá khứ của hắn. Hắn cảm giác được, một thứ cảm giác khó tả nhưng lại rất thật và hắn biết nó đúng. Thảm họa diệt chủng của Khmer đỏ chắc chắn có liên quan đến quá khứ của hắn. Hắn đinh ninh như vậy và quyết theo hướng đó để tìm hiểu. Sau một thời gian gắn bó với người bạn đường Musa, hắn cũng cảm thấy tin cậy anh và để thuận lợi hơn, hắn quyết định kể mục đích của mình đến Kampuchia cho anh nghe. Tối hôm đó cả hai trò chuyện đến tận khuya.
      Hiểu được tâm trạng của hắn, Musa phần nào cũng nhẹ nhỏm hơn và anh cũng tự nhủ lòng rằng sẽ cố hết sức để giúp hắn tìm hiểu. Anh dẩn hắn thẳng vào ngôi làng có tên “ Svay khleang” ấy. Làng Svay Khleang là ngôi làng toàn những hộ gia đình người sắc tộc Chăm sinh sống nên Musa có thể dễ dàng giao tiếp và đi vào câu chuyện. Anh và hắn được một người trong làng mời về nhà chơi. Sau buổi cơm thân mật, Musa bắt đầu câu chuyện nhầm dọ hỏi xem có được thông tin gì không. Chủ nhà vốn là người đã lớn tuổi, đã từng sống khổ nhục trong thời Khmer đỏ nên ông biết rất nhiều. Ông lão ngồi tựa cột, đôi mắt như chợt ngấn lệ khi bắt đầu kể.
Làng Chăm Svay Khleang, Kampuchia
        Vì hắn không thể nghe hay nói tiếng Chăm nên mỗi lần ông lão kể một đoạn là Musa lại dịch cho hắn nghe một đoạn. Hắn nghe có vẻ chăm chú hăng say như nghe chính cuộc đời của mình vậy.
         Câu chuyện của ông lão bắt đầu từ những tiếng súng ở đầu làng. Ông lão lúc ấy là một chàng thanh niên, cao to. Làng Chăm ở Svay Khleang này thời đó đông lắm, vui lắm, đi đâu cũng thấy dân chăm mình. Thế nhưng sau cái ngày Khmer đỏ nắm chính quyền thì làng ta chẳng bao giờ được yên. Chúng thường đến sinh sự bắt bớ rất dã mang. Lão dằn giọng đôi mắt in đậm dưới dấu châm chim càng thấm buồn hơn khi tiến sâu vào câu chuyện. Ta còn nhớ cái ngày định mệnh ấy. Lão nói.
       Cái ngày định mệnh mà ông lão nói là ngày mà Khmer đỏ lùa cả làng ra đứng ở bãi đất trống trước ngôi thánh đường Islam mà dân Chăm ở đây luôn xem là biểu tượng linh thiêng nhất. Hình như chúng đã có chỉ thị của cấp trên để triển khai kế hoạch này từ trước nên chúng làm rất trình tự. Tối hôm ấy chúng dẫn hàng chục con lợn( người Islam cấm ăn hoặc sờ, đụng và lợn) mang đến cột ngay bên trong thánh đường, trước khi cho cột lợn chúng cho bắn chỉ thiên hàng chục phát , nhầm răng đe không cho dân chúng ra khỏi nhà. Sáng sớm tinh mơ, chúng lùa cả làng đến đứng trước sân thánh đường. Bên cạnh tên thủ lĩnh là từng chồng sách kinh Quran mà chúng đã gom từ trước đó. Một tên cằm loa la lớn.
-         Chúng mày xem đây.
Tiếp đến hắn quay sang xé những quyể kinh Quran để lau những vật ô uế từ lợn rồi giẫm đạp dưới gót chân. Nhiều người trong đám đông chịu không nỗi bước ra can ngăn liền bị bắn tại chỗ. Nhưng đó chưa là tất cả. Cái tên mang loa phóng thanh nói tiếp.
-         Tụi bây sẽ không bị giết nếu ngoan ngoãn bỏ đạo.
Bọn chúng lôi ra vài con lợn. Thọt huyết tại chỗ rồi lóc ra những miếng thịt. Chúng cầm những miếng thịt ấy lên rồi nói.
-         Ai tiến tới ăn miếng thịt này thì ta sẽ cho sống.
Cả dân làng lặng thinh không ai dám lên tiếng. Chúng lại bắng chỉ thiên, tiếng súng nổ ầm trời làm đám trẻ con khóc thét. Chúng lại la lớn
-         Tao bảo gì tụi bây có nghe không hả.
Rồi chúng lôi ra một hai người trong làng. Cố nhét miếng thịt lợn vào miệng họ. nhưng điều bị nôn ra, tức mình chúng dùng cán súng đập lên đỉnh đầu họ, máu ra nhiều lắm, họ quằn quại một hồi rồi lịm hẳn. Kể đến đây ông lão bổng dưng lặng yên, có lẽ những kí ức này sẽ chẳng bao giờ được lão nhớ lại nếu không có sự khuẩn khoản của hai chàng trai trẻ này. Hắn chợt nhìn cụ, tự dưng hắn cảm thấy phải cho cụ xem một thứ. Hắn móc từ trong túi ra cái hộp đựng sợi dây chuyền cũ kĩ. Ông lão nhìn thấy sợi dây chuyền chợt im bặt, không nói lời nào. Hắn cố lay cụ để hỏi. Ông lão như chợt hoàn hồn, ông đưa bàn tay già nua nhăn nheo của mình nắm chặt lấy tay hắn và hỏi.
-         Cháu vẫn còn sống à?
 Hắn không hiểu ông lão hỏi như vậy là có ý gì. Nhưng hắn biết ông lão chắn chắn hiểu rõ xuất xứ của cọng dây chuyền này. Mà thật vậy, ông vội lấy khăn rằn lau nhẹ những dòng nước mắt vừa tuông. Đoạn, ngồi thẳng người và tiếp tục câu chuyện với ánh mắt luôn hướng về hắn.
-Ta và tất cả những người trong làng được vây lại và bị đưa đi, trong đó có mẹ cháu.
Hắn quát lớn:
-         Mẹ cháu à?
-         Có lẽ là vậy, nếu như sợi dây chuyền này đúng thật là của cháu
-         Ông …ông làm ơn kể rõ cho cháu nghe được không?
Ông lão gật đầu với vẻ mặt rất sẵng lòng. Dõng dạt cất lên tiếng kể
-Trong đám người bị lùa đi vào ngày hôm đó ta bắt gặp một người phụ nữ với dáng người rất tội nghiệp. Bà vừa ôm một đứa con, có lẽ chỉ khoảng hai ba tháng tuổi, vừa khóc rất đau thương. Ta cố hỏi những người quen biết cô ta thì mới rõ hóa ra trong số những người bị hành quyết lúc nãy có chồng cô ta. Ta cảm thấy cô ta rất đáng thương, nhưng lúc đó ta cũng cảm thấy rất sợ hãi. Bởi, tất cả những người trong làng còn chưa biết số phận của mình sẽ ra sao. Chúng nhồi nhét chúng ta vào một chiếc xe cũ kĩ, chật nít rồi chở đến một nơi mà có lẽ từ trước đến giờ ta chưa từng đến đó. Nơi đó đầy những song sắt, gay kẽm và rợn người với những tiếng rên la đau đớn. Trong chuyến đi đó rất nhiều người đã chết vì ngạt thở khi bị nhồi nhét trong xe. Số còn lại thì chúng lùa vào những căn phòng nhỏ rồi cùm chung bằng một cái gông dài làm cho mọi người nằm la liệt dưới sàn. Mặc cho những tiếng rên la đau đớn chúng dùng những sợi dây roi dài, thay nhau quất vào đám người tội nghiệp ấy. Ta không biết những người kia như thế nào, nhưng ta, mẹ cháu cùng một số người nữa bị kéo đi để đưa đến một khu rừng, à mà có lẽ là một cánh đồng hoang thì đúng hơn. Ở đó thật ghê rợn cháu ạ ! tuy chúng ta bị chúng nhét vào căn chòi lụp xụp để chờ, chúng ta chẳng thấy được gì, nhưng bọn ta nghe thấy những tiếng kiêu thất thanh, tiếng khóc thét của trẻ con và cả tiếng rên khi người ta bị thương sắp chết. Ta rất sợ, ta ngồi co người lại nhìn về phía mẹ cháu, mẹ cháu không nói gì, khuôn mặt như mất hồn, cứ ngồi đấy mà ôm chầm lấy con vào lòng. Bỗng hai tên hùng hổ xông vào lôi từng người một đi ra, lúc này ta mới thấy rõ quang cảnh xung quanh. Đó toàn là những hố nông, trong hố chứa chồng chất những xác người thối rữa. Và kinh hãi hơn là ở bờ của những cái hố ấy bọn chúng đang dùng những nhánh cây lớn đập vào đầu tù nhân rồi đẩy xuống hố. Tiếng kiêu thất thanh sau mỗi lần đập. Những con người ấy giẫy giụa một cách điên cuồng trong đống máu tươi hòa lẫn với những đống thịt thối rữa nhầy nhụa trong hố. Đám trẻ con thì được bọn chúng dồn về một phía và cứ thế, một tên vạm vở trong nhóm nắm mạnh đôi chân của chúng , đưa lên rồi quật mạnh vào thân cây cổ thụ gần đấy, xác chúng cũng được thảy vào những cái hố ấy. Lúc đó cháu rất nhỏ, nhỏ đến nổi mẹ cháu có thể dấu cháu trong vạt áo mà bọn chúng không biết. Nhưng lúc đó ta thấy, sợ dây chuyền này lộ ra từ vạt áo ấy. Rồi tiếp đến ta cũng bị chúng lôi đi, chúng cũng dùng nhánh cây ấy đập vào đầu ta, nhưng có lẽ cú đập hơi nhẹ nên ta không chết. Chúng đẩy ta vào hố và tưởng ta đã chết. Tuy lúc đó ta không thể thấy gì nữa nhưng ta nghe rất rõ sự giằng co giữa chúng và mẹ cháu khi tách cháu ra. Rồi mẹ cháu cũng bị giết. Có lẽ sau một ngày trời dùng sức và những dụng cụ thô sơ như vậy để giết hại tù nhân, nên bọn chúng thấm mệt, chúng chỉ lôi cháu lên và ném thật mạnh vào hố vì nghĩ rằng trước sau gì cháu cũng chết. Ta lờ mờ thấy rõ con khóc thét lên, rồi sờ soạn mò mẫm quanh những cái xác ấy để tìm vú mẹ.
 Nghe đến đây, hắn bổng đứng phắt dậy rồi nói.
-Đúng rồi có phải tấm ảnh ấy
       Rồi hắn cũng lờ mờ hiểu ra toàn bộ câu chuyện. Thật ra tấm ảnh ấy là một ác phẩm của một nhà báo sau khi ông từ chiến trường Kampuchia trở về. Nó nhanh chóng trở nên nổi tiếng vì nhờ vào tính nhân đạo của bức ảnh. Chủ đạo củ bức ảnh là một chú bé khoảng hai ba tháng tuổi đang bú một cái xác với xung quanh toàn xác người thối rữa và những vũng máu đen. Hắn hiểu đó chính là hắn. Và có lẽ cũng chính nhà báo ấy đã cứu hắn và đưa hắn về Mỹ, với một nhà báo bận rộn , ông không thể thường xuyên chăm sóc hắn, bởi thế nên ông mới gởi cho ba mẹ nuôi để chăm sóc hắn. Và cũng có lẽ sau lần trở về đây, ông đã hy sinh và không về đón hắn nữa.
     Hắn khóc, khóc nhưng không nghe tiếng nấc mà chỉ thấy những giọt nước mắt. Cố nghẹn trong dòng lệ hắn bổng thốt được tiếng cám ơn, không phải bằng tiếng Anh cũng không phải bằng tiếng Arab mà là bằng tiếng Chăm. Tiếng mẹ đẻ của hắn, hai tiếng ấy phát ra thật tự nhiên như chính bản thân hắn từng ê a từ lúc lọt lòng. Qủa thật không có nỗi đau nào hơn khi người ta không là chính mình và không có niềm hạnh phúc nào hơn khi họ được là chính họ.
Thân tặng Nhox !
Bà Rịa, ngày 10 tháng 1 năm 2011.